Binh Pháp Tôn Tử và 200 trận đánh nổi tiếng
Tôn Tử, tên Vũ (Võ), tự Trường Khanh, không rõ năm sinh năm mất. Sống cùng thời với Khổng Tử (cuối thời Xuân Thu: năm 551-479 trước Công Nguyên), người Lạc An, nước Tề (nay là huyện Huệ Dân, tỉnh Sơn Đông), được coi là nhà lý luận quân sự nổi bật nhất thời cổ đại Trung Quốc.
Binh pháp Tôn tử là tác phẩm lý luận quân sự sớm nhất và xuất sắc nhất trong Vũ kinh thất thư (7 cuốn binh thư được lưu truyền rộng rãi nhất) ở Trung Quốc. Theo các nhà khoa học quân sự hiện đại của Trung Quốc, Binh pháp Tôn tử chứa đựng những tư tưởng triết học quân sự sâu sắc và hoàn chỉnh; 13 thiên binh pháp của Tôn tử đã tổng kết những kinh nghiệm chiến tranh của Trung Quốc thời cổ đợi, đúc thành một hệ thống lý luận quân sự tinh thâm uyên bác, đã từng bồi dưỡng nên những quân sư thiên tài trong lịch sử chiến tranh Trung Quốc như Tôn Tẫn ( mà nhiều nhà sử học cho là cháu đích tôn của Tôn tử), Úy Liêu thời Chiến Quốc, Hàn Tín đời Hán, Lý Tịnh đời Đường, Nhạc Phi đời Tống và nhiều danh tướng khác. Các nhà sử học cho rằng tất cả những mưu lược được truyền tụng lâu nay trong Tam Quốc chí về cơ bản, đều lấy trong Binh pháp Tôn tử.
Trong tác phẩm quân sự nổi tiếng làm cơ sở lý luận cho cuộc chiến tranh cách mạng Trung Quốc, cuốn Luận trì cửu chiến (Bàn về đánh lâu dài), lãnh tụ Mao Trạch Đông đã nhắc đến phương châm “biết người biết ta, trăm trận không nguy” của Tôn tử và coi đó là một chân lý khoa học. Các tướng lãnh Trung Quốc cố nhiều người nghiên cứu rất sâu Binh pháp Tôn tử, nổi tiếng nhất là nguyên soái Lưu Bá Thừa và đại tướng Quách Hóa Nhược.
Ở Việt Nam, thế kỷ thứ XIII, đời Trần, trong cuốn Binh thư yếu lược của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn soạn cho các tướng sĩ học tập có trích dẫn nhiều đoạn trong Binh pháp Tôn tử. Cuốn Binh thư yếu lược hiện còn lưu hành, được biết là do người đời sau viết lại (bản gốc đã thất truyền) nhưng Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư, người bạn chiến đấu của Trần Quốc Tuấn, đã viết trong lời giới thiệu sách Vạn Kiếp tông bí truyền thư. “Tôn Vũ nước Ngô đem nữ nhân trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở mạnh, phía bắc làm nước Tần, nước Tấn phải sợ, nêu cao danh tiếng với các nước chư hầu, thế là người giỏi bày trận thì không cần đánh vậy”. Như thế chúng ta thấy ít nhất từ đời nhà Trần, các tướng lãnh Việt Nam 3 lần đánh quân Nguyên 3 lần thắng, đều tinh thông binh pháp Tôn tử.
Đến thời hiện đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dịch Binh pháp Tôn tử làm tài liệu huấn luyện cho các cán bộ quân sự cách mgng trên chiến khu Việt Bắc. Người đã viết về “Phép dụng binh” của Tôn tử như sau:
“Ông Tôn Tử là một nhà quân sự có tiếng nhất ở Trung Quốc. Ông sinh hơn 2000 năm trước. Ngày nay, chẳng những trường học Trung Quốc mà trường học quân sự các nước cùng lấy phép dụng binh của ông làm gốc và ra sức nghiên cứu. Về phép ông Tôn Tử tuy đã lâu đời nhưng những nguyên tắc của ông đến nay vẫn đúng. Nguyên tắc dụng binh của Tôn Tử chẳng những đúng về quân sự mà về chính trị cũng rất hay”.
Cuốn Binh Pháp Tôn tử mà các bạn đang cầm trong tay, được xuất bản cũng không ngoài tinh thần đó. Đại tướng Quách Hoá Nhược, nhà lý luận quân sự nổi tiếng của Trung Quốc được mời viết lời giới thiệu. Ông viết: “Bộ truyện này có giá trị đặc sắc về học thuật. Các sự kiện được chọn lựa một cách nghiêm túc, trung thành với các sự thực lịch sử, phù hợp với tư tưởng chủ đạo của Binh pháp Tôn tử, tập trung phản ánh tinh hoa của trước tác đó, thể hiện được trình độ nghiên cứu học thuật hiện nay đối với Binh pháp Tôn tử. Tính khoa học và tính giản dị dễ hiểu làm cho bộ sách này trở thành người thày và người bạn tốt của đông đảo độc giả thanh thiếu niên Trung Quốc”.
2 chuyên gia nhiều năm nghiên cứu Binh pháp Tôn tử ở Ban nghiên cứu chiến lược của Viện khoa học quân sự Trung Quốc là Ngô Như Tung và Hoàng Phác Đân được giao trách nhiệm viết lời giới thiệu, tóm tát nội dung 13 thiên Binh pháp Tôn tử, chú giải và thẩm định toàn bộ nội dung lời dân giải của hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, dùng để minh họa cho những luận điểm quân sự của Tôn tử. Phần dẫn giải các trận đánh nói trên, Nhà xuất bản đã mời các giáo sư, giảng viên đại học hữu quan biên soạn dựa theo các sử liệu, tham khảo bộ sách Trung Quốc cổ đại chiến tranh chiến lệ tuyển biên của Viện khoa học quân sự Trung Quốc và bộ Trung Quốc quân sự sử.