Rất nhiều tác phẩm được xuất bản cách đây cả nửa thế kỷ đã được "hồi sinh" và tái bản trong diện mạo mới. Về nội dung, các đơn vị xuất bản vẫn giữ nguyên bản thảo gốc nhưng có những chú giải, lời giới thiệu để bạn đọc của ngày hôm nay dễ dàng tiếp cận hơn.
Một số đầu sách đáng chú ý như Việt nam sử lược của Trần Trọng Kim bản in năm 1954 của NXB Tân Việt và được chính tác giả chỉnh sửa trước khi mất. Hồi tháng 9, NXB Kim Đồng tái bản tác phẩm này kèm theo Mấy lời nói đầu cho cuốn Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim do ái nữ của tác giả là Trần Thị Diệu Chương chấp bút.
Hay như trường hợp cuốn Thế lực khách trú và vấn đề di dân vào Nam kỳ là một khảo cứu của Đào Trinh Nhất, ra mắt năm 1924. Vừa qua, nhà sách Tao Đàn đã tái bản cuốn sách này với lời dẫn của TS. Nguyễn Mạnh Tiến.
Sách mới nới sách cũ
Từ lâu, phong trào sưu tầm sách xưa ở Việt Nam đã tồn tại bền bỉ dù âm ỉ. Trước đây, các bộ sách xưa quý hiếm thường chỉ lưu hành hạn chế trong giới sưu tầm.
Các nhà sưu tầm sách xưa thường thực hiện giao dịch thông qua qua những diễn đàn như sachxua.net hoặc tìm kiếm trực tiếp ở các hiệu sách cũ tại phố Nguyễn Thị Minh Khai, Trần Nhân Tôn... (Sài Gòn) hay đường Láng, Trần Quốc Hoàn, Giải Phóng… (Hà Nội). Thời mạng xã hội lên ngôi, các nhà sưu tầm này chuyển sang giao lưu, mua bán trên facebook…
Tại Sài Gòn, các NXB nổi tiếng trước năm 1975 có Tân Việt (chuyên sách giáo khoa văn, sử), Hiện Đại (sách dịch), Lửa Thiêng (địa chất, lịch sử, kỹ thuật), Ca Dao (sách triết), Lá Bối (sách triết, Phật học). Ở Huế, nhà Anh Minh nổi tiếng với di cảo của các chí sĩ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng...
Một mặt, những bản sách xưa, sách cũ mang giá trị lịch sử. Nhưng mặt khác, về giá trị nội dung, rất nhiều tác phẩm không được tái bản trong thời gian dài khiến độc giả nói chung khó được tiếp cận dù giá trị về nội dung là không hề nhỏ.
Chính vì thế, điều đáng vui mừng của phong trào làm lại sách xưa là việc các giá trị trường tồn nêu trên của sách xưa đến với số đông bạn đọc. Độc giả có thể thấm đẫm trong không khí khách quan lịch sử của tác giả Trần Trọng Kim, cẩn trọng khảo cứu của Đào Trinh Nhất hay mơ màng với những tác giả nhóm Tự Lực Văn Đoàn… với các bản in mới trên nền bản cũ sách xưa.
Những giá trị vượt thời gian
Việc in lại bản cũ sách xưa giúp cho độc giả ngày nay sống lại không khí, cách in, lên morrase ở thời điểm mới ra đời của quyển sách. Đặt mình trong không gian nghiêm cẩn ấy, người đọc sẽ thấy mình như ngược thời gian, tìm lại những hàng xưa, chữ cũ, chơi vơi trong véc tơ thời gian chảy ngược trong tâm tưởng.
Một giá trị khác không kém phần quan trọng, đó là yếu tố tư liệu. Không dễ để những người cần quan tâm như giới nghiên cứu, sinh viên hôm nay có thể tiếp cận những tác phẩm được in cách đây vào thập kỷ. Chính vì thế, cái công thức "bình mới rượu cũ" ở đây lại rất cần thiết.
Người viết may mắn được sở hữu cuốn giáo khoa pháp chế sử xưa của giáo sư Vũ Văn Mẫu. Trên cuốn sách này có mấy hàng đề tựa "Ôn cố nhi tri tân" và "Uống nước nhớ nguồn". Ngẫm lại mới thấy lời biên trên sách thật nhiều ý nghĩa...
" Trước năm 1954, Hà Nội có nhiều NXB nổi tiếng như Tân Dân, Ngày Nay, Tân Việt (năm 1950 chuyển vào Sài Gòn), Đời Nay… Sau 1954, đa phần các NXB này không còn nữa, kẻ vào Nam, người tuyệt bản, có nhà như Minh Đức thì vì một số lý do cũng ngừng hoạt động… Thời kỳ sau 1954, một số xuất bản phẩm của các NXB như Văn Sử Địa, Phổ Thông, Việt Bắc… có giá trị. "
Một số đầu sách đáng chú ý như Việt nam sử lược của Trần Trọng Kim bản in năm 1954 của NXB Tân Việt và được chính tác giả chỉnh sửa trước khi mất. Hồi tháng 9, NXB Kim Đồng tái bản tác phẩm này kèm theo Mấy lời nói đầu cho cuốn Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim do ái nữ của tác giả là Trần Thị Diệu Chương chấp bút.
Hay như trường hợp cuốn Thế lực khách trú và vấn đề di dân vào Nam kỳ là một khảo cứu của Đào Trinh Nhất, ra mắt năm 1924. Vừa qua, nhà sách Tao Đàn đã tái bản cuốn sách này với lời dẫn của TS. Nguyễn Mạnh Tiến.
Tác phẩm Việt Nam sử lược của nhà nghiên cứu Trần Trọng Kim mới được tái bản gần đây. |
Sách mới nới sách cũ
Từ lâu, phong trào sưu tầm sách xưa ở Việt Nam đã tồn tại bền bỉ dù âm ỉ. Trước đây, các bộ sách xưa quý hiếm thường chỉ lưu hành hạn chế trong giới sưu tầm.
Các nhà sưu tầm sách xưa thường thực hiện giao dịch thông qua qua những diễn đàn như sachxua.net hoặc tìm kiếm trực tiếp ở các hiệu sách cũ tại phố Nguyễn Thị Minh Khai, Trần Nhân Tôn... (Sài Gòn) hay đường Láng, Trần Quốc Hoàn, Giải Phóng… (Hà Nội). Thời mạng xã hội lên ngôi, các nhà sưu tầm này chuyển sang giao lưu, mua bán trên facebook…
Tại Sài Gòn, các NXB nổi tiếng trước năm 1975 có Tân Việt (chuyên sách giáo khoa văn, sử), Hiện Đại (sách dịch), Lửa Thiêng (địa chất, lịch sử, kỹ thuật), Ca Dao (sách triết), Lá Bối (sách triết, Phật học). Ở Huế, nhà Anh Minh nổi tiếng với di cảo của các chí sĩ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng...
Một mặt, những bản sách xưa, sách cũ mang giá trị lịch sử. Nhưng mặt khác, về giá trị nội dung, rất nhiều tác phẩm không được tái bản trong thời gian dài khiến độc giả nói chung khó được tiếp cận dù giá trị về nội dung là không hề nhỏ.
Chính vì thế, điều đáng vui mừng của phong trào làm lại sách xưa là việc các giá trị trường tồn nêu trên của sách xưa đến với số đông bạn đọc. Độc giả có thể thấm đẫm trong không khí khách quan lịch sử của tác giả Trần Trọng Kim, cẩn trọng khảo cứu của Đào Trinh Nhất hay mơ màng với những tác giả nhóm Tự Lực Văn Đoàn… với các bản in mới trên nền bản cũ sách xưa.
Sự hồi sinh của những ấn phẩm sách xưa là điều cần thiết hiện nay. |
Việc in lại bản cũ sách xưa giúp cho độc giả ngày nay sống lại không khí, cách in, lên morrase ở thời điểm mới ra đời của quyển sách. Đặt mình trong không gian nghiêm cẩn ấy, người đọc sẽ thấy mình như ngược thời gian, tìm lại những hàng xưa, chữ cũ, chơi vơi trong véc tơ thời gian chảy ngược trong tâm tưởng.
Một giá trị khác không kém phần quan trọng, đó là yếu tố tư liệu. Không dễ để những người cần quan tâm như giới nghiên cứu, sinh viên hôm nay có thể tiếp cận những tác phẩm được in cách đây vào thập kỷ. Chính vì thế, cái công thức "bình mới rượu cũ" ở đây lại rất cần thiết.
Người viết may mắn được sở hữu cuốn giáo khoa pháp chế sử xưa của giáo sư Vũ Văn Mẫu. Trên cuốn sách này có mấy hàng đề tựa "Ôn cố nhi tri tân" và "Uống nước nhớ nguồn". Ngẫm lại mới thấy lời biên trên sách thật nhiều ý nghĩa...